Hệ thống đỗ xe tự động hiện nay đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Trong quá trình sử dụng sẽ xảy ra các tình huống mất điện, sự cố kỹ thuật khiến hệ thống không hoạt động hoặc khó khăn cho quá trình xử lý, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình khai thác sử dụng. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động, cấu tạo của hệ thống qua đó nắm được ưu nhược điểm cơ bản của từng dạng kết cấu giúp các chủ đầu tư, kiến trúc sư, người sử dụng thuận lợi hơn trong việc lựa chọn loại thiết bị phù hợp với nhu cầu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cơ cấu DẪN ĐỘNG trong hệ thống đỗ xe tự động với 2 dạng cơ bản là dẫn động thủy lực và dẫn động động cơ.
Dẫn động thủy lực gồm: thùng dầù thủy lực, bơm, xilanh, xích/cáp.
Dẫn động động cơ gồm: motor, giảm tốc, xích/cáp.
Cấu tạo chung, các chức năng của hệ thống như chế độ làm việc, cảnh báo, cảm biến, tính năng bảo vệ, an toàn… cơ bản là tương tự nhau nhưng về khả năng của chúng lại có sự khác biệt trong xử lý tình huống, sự cố. Về tính năng an toàn, khi mất điện, cả 2 loại dẫn động đều có tính năng tự hãm, dừng, khóa hệ thống để đảm bảo an toàn.
- Ở hệ thống có cơ cấu dẫn động động cơ, khi mất điện, phanh điện từ sẽ hãm động cơ, cơ cấu Trục vít - Bánh vít của hộp giảm tốc sẽ khóa qua đó khóa sàn đỗ xe. Kết cấu cấu cơ khí của Trục vít - Bánh vít có tính năng chỉ truyền lực 1 chiều từ trục vít -> bánh vít (động cơ quay làm trục vít quay và bánh vít quay theo) chứ không cho phép truyền lực theo chiều ngược lại.
- Với hệ thống có cơ cấu dẫn động thủy lực, khi mất điện, van điện từ sẽ đóng van tiết lưu khóa đường dầu dẫn đến xi lanh bị khóa qua đó khóa sàn đỗ xe.
Điểm khác biệt ở đây chính là ở nguyên lý KHÓA của chúng. Từ 2 nguyên lý nêu trên, chúng ta thấy với kết cấu khóa của dẫn động động cơ, sàn đỗ xe chỉ hạ được xuống khi động cơ hoạt động, tức là có điện hoặc sự cố được khắc phục. Còn với kết cấu khóa van điện từ cho van tiết lưu của dẫn động thủy lực thì khác. Dù motor thủy lực không hoạt động thì sàn đỗ xe vẫn thực hiện di chuyển xuống được khi mở van tiết lưu! Điều này thực hiện bằng cách chuyển chế độ điều khiển tự động sang điều khiển trực tiếp.
Như vậy, ngoài ưu điểm về tốc dộ nâng 15-18m/ph so với 4-5m/ph của hệ thống dẫn động động cơ giúp thời gian cất/lấy xe nhanh thì khả năng lấy xe xuống khi motor gặp sự cố hay mất điện chính là tính ưu việt của hệ thống dẫn động thủy lực TVPARK.